
Hiểu biết về phong thủy nhà bếp với các nguyên tắc cần lưu ý để gia đình hạnh phúc |
Phong thủy nhà bếp là gì Khi xây nhà, cần chú ý phong thủy nhà bếp nguyên tắc cần lưu ý. Bởi lẽ, căn bếp chính là trái tim của mọi sự hạnh phúc trong nhà. Căn bếp là nơi cả gia đình sum họp sau một ngày dài làm việc. Chưa kể, theo phong tục người Việt, căn bếp là nơi thờ thổ công táo quân, thổ thần thổ địa. Dù căn nhà làm hiện đại đến đâu cũng phải đảm bảo phong thủy nhà bếp đúng nguyên tắc.
Phong thủy theo nghĩa Hán Việt – có nghĩa là nước và gió. Do vậy, phong thủy nhà bếp nghĩa là sự bài trí nhà bếp theo nguồn nước và hướng gió. Tuy nhiên, theo truyền thống người Việt, phong thủy nhà bếp là các nguyên tắc cần lưu ý về vị trí, hướng cửa, các bài trí đồ đạc để đem lại vận may cho gia đình.
Bởi lẽ, bếp là nơi giữ lửa cho căn nhà, đồng thời, nhà bếp cũng nằm trong tam yếu tạo nên vận hạn cho gia đình. Đó là: cửa chính, phòng ngủ, và nhà bếp. Nhà bếp còn là nơi thờ ông công ông táo, thổ thần thổ địa. Chính vì thế, càng phải biết phong thủy nhà bếp – nguyên tắc cần lưu ý khi bố trí căn bếp cho ngôi nhà.
Phong thủy nhà bếp theo 5 nguyên tắc cần lưu ý |
Theo kinh nghiệm lâu đời của người Việt, phong thủy nhà bếp nguyên tắc cần lưu ý . Đây cũng là những nguyên tắc phong thủy quan trọng nhất khi làm bếp. 5 nguyên tắc đó là: Vị trí của nhà bếp, hướng cửa, cách đặt bếp nấu, ánh sáng và màu sắc của căn bếp.
1. Vị trí nhà bếp
Trước đây, các gia đình Việt thường xây bếp bên ngoài căn nhà, thành một khu tách biệt với phòng ngủ và phòng khách. Tuy nhiên, với điều kiện hiện tại, gia đình Việt thường bố trí phòng bếp ở trong cùng một không gian với phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách và nhà tắm, nhà kho…
Chính vì thế, vị trí của căn bếp càng cần bố trí sao cho phù hợp. Theo nguyên tắc phong thủy nhà bếp, căn bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”. Đây là hướng bếp quay lưng về phía khắc mệnh gia chủ, hướng cửa về phía hợp mệnh. Hướng bếp đẹp nhất là quay về phía nam.

Bên cạnh đó, nhà bếp nên được đặt ở vị trí kín gió. Nguyên tắc này được gọi là “tàng phong tụ khí” – nhà bếp tránh gió để có thể tích tụ nhiều tài lộc cho gia đình. Gia chủ cũng cần lưu ý nguyên tắc này để bố trí bếp đun ở vị trí hợp lý. Tránh hướng thẳng ra cửa nhà hoặc cửa sổ.
Việc đặt bếp ở vị trí hợp lý, tránh gió mạnh, tránh cửa chính, quay hướng hợp mệnh vừa đem lại sự sung túc, may mắn về mặt phong thủy, vừa đảm bảo sự an toàn, tiện lợi khi sinh hoạt cho gia đình. Tuy nhiên, dù tránh hướng gió nhưng trong bếp nên có ô thoáng. Ô thoáng sẽ giúp bếp thoáng khí, tránh không gian nóng bức, ngột ngạt.
2. Hướng của nhà bếp, cửa bếp
Cũng như hướng chính của căn nhà, hướng cửa của nhà bếp là hết sức quan trọng. Trong phong thủy nhà bếp, cửa được coi như đường dẫn tài lộc vào bếp. Đồng thời, hướng cửa cũng cần đảm bảo tạo ra thế ngũ hành tương sinh. Vị trí bếp có thể không tốt, nhưng hướng bếp tốt sẽ giúp cải thiện phong thủy nhà bếp rất lớn.

Do vậy, hướng cửa nhà bếp nên quay về phía Đông hoặc Đông Nam. Đây là hai hướng thuộc hành Mộc, tương sinh với Hỏa và Thủy. Hỏa và Thủy là hai yếu tố chính tạo nên căn bếp (lửa nấu nướng và nước sinh hoạt). Nếu không thể để cửa bếp theo hai hướng này, gia chủ nên sắp xếp hướng hợp mệnh bản thân.
Tuyệt đối tránh cửa bếp hướng về phía Nam. Phía Nam tượng trưng cho hành Hỏa, Hỏa với Hỏa sẽ tương khắc. Khi đó, gia đình dễ xảy ra tranh cãi hoặc hao thiệt tài lộc. Đồng thời, cũng không nên để cửa bếp quay về phía giữa căn nhà, vừa gây ảnh hưởng thẩm mỹ, vừa khiến mùi đồ ăn ám khắp nhà.
3. Cách đặt bếp nấu bên trong nhà bếp
Bếp nấu là nguồn lửa chính của nhà bếp. Do vậy, nó tượng trưng cho sự hạnh phúc và sức khỏe của những người trong nhà. Bếp nấu nên đặt ở góc bếp để tránh gió, tránh mất lộc. Theo phong thủy, đặt bếp nấu cần tránh những vị trí có xà ngang hoặc có giá treo. Những vật thể này sẽ như vật cản, gây đè nén lên tài lộc của gia chủ. Vị trí đặt bếp này cũng phải đảm bảo thông thoáng để tránh hỏa hoạn, cháy nổ.

Hiện nay, nhiều gia đình thường để bếp cạnh chậu rửa cho tiện, mà không biết đây là điều tối kỵ trong phong thủy. Nước và lửa là hai yếu tố kỵ nhau trong ngũ hành. Do vậy, giữa bồn rửa bát và bếp nấu nên có khoảng cách vừa phải. Sự bố trí này vừa đảm bảo về mặt phong thủy, vừa đảm bảo về tính năng sử dụng và sự an toàn cho nhà bếp.
4. Màu sắc sử dụng cho nhà bếp
Màu sắc là một trong những yếu tố ít được chú ý và coi nhẹ trong phong thủy. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và hành vi con người. Từ đó, ảnh hưởng đến sự may mắn, tài lộc và hạnh phúc của gia đình. Thậm chí, đã có các nghiên cứu khoa học về sự liên quan giữa màu sắc đến phong thủy.

Màu sắc sử dụng cho căn bếp nên là các màu trầm tính. Có thể chọn các màu xanh, cam nhẹ hoặc màu vàng. Đây là các màu tượng trưng cho Mộc – Thổ, là hai hành tương sinh với hành Hỏa. Màu trắng cũng có thể cân nhắc để làm màu tường cho căn bếp, nhưng cần chú ý chọn nội thất có màu ấm áp khác để trung hòa.
5. Ánh sáng trong nhà bếp
Phong thủy nhà bếp nguyên tắc cần lưu ý cuối cùng là ánh sáng trong nhà bếp. Bếp là nơi nấu nướng, cũng là nơi ăn uống. Với người phụ nữ thì căn bếp là nơi họ dành phần lớn thời gian để chăm sóc gia đình. Do vậy, ánh sáng phải đảm bảo vừa đủ để không gây mệt mỏi.

Còn theo phong thủy, việc bố trí ánh sáng trong nhà bếp sẽ đem lại sự khai thông, sáng suốt trong hành động của gia chủ. Tốt nhất nên là ánh sáng tự nhiên từ các ô thoáng. Ánh sáng và khí thoáng tự nhiên không chỉ tốt về mặt phong thủy mà còn tốt về mặt khoa học.
Khi tìm mua nhà hay xây nhà, bạn nên xem xét căn bếp ngay khi bước vào nhà. Đây là nơi sum họp gia đình nên không thể coi nhẹ phong thủy nhà bếp nguyên tắc cần lưu ý. Nếu chưa rõ về phong thủy nhà bếp, các bạn có thể tham khảo thêm tại https://sieuchobatdongsan.com/ để được các chuyên gia bất động sản tư vấn và hướng dẫn.
Xem thêm những bài viết về phong thủy hay